ĐỐI TƯỢNG GÂY HẠI | BỘ PHẬN | ĐẶC ĐIỂM | GIẢI PHÁP |
1. RẦY BÔNG XOÀI (Idioscopus spp.)![]() | Bông, lá non | Rầy chích hút bông và lá non khiến bông khô, nâu và rụng, cả phát hoa có thể bị rụng toàn bộ bông, chỉ còn trơ trụi lại cành nhỏ. Tác nhân dẫn dụ nấm bồ hóng trên bông, lá. | Xem tại đây |
2. RẦY MỀM (Toxoptera sp.)![]() | Lá- cành - chồi non, nụ hoa, hoa, trái | Rầy có dạng hình trái lê, kích thước rất nhỏ, gây hại bằng cách chích hút nhựa làm cho chồi non, lá non biến dạng, lá cong queo, còi cọc, không phát triển được, giảm khả năng tăng trưởng của cây. Nụ hoa, hoa và trái non không phát triển, nếu nặng sẽ bị vàng, khô héo và rụng. Tác nhân dẫn dụ nấm bồ hóng tấn công. | Xem tại đây |
3. RỆP SÁP (Pseudoccoccus sp.) ![]() | lá, cành, trái, cuống, trái | Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị thương phẩm của trái. Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái. Mật ngọt do rệp tiết ra hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển. | Xem tại đây |
4. RỆP DÍNH/VẢY (Saissetia hemisphoerica)![]() | Lá, trái | Rệp vẩy có màu nâu đen, hình bán cầu, tập trung ở sát 2 mé các gân chính và phụ, mặt trên của lá, cậy vẩy lên và bóp nhẹ thì có nước nhầy màu đỏ. Rệp chích hút nhựa cây, phát sinh từ tầng tán thấp trở lên, ở cây tốt sum suê. Bài tiết mật làm xuất hiện nấm bồ hóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quang hợp. Kiến đen và ong ngoài ăn theo còn phát tán trứng hoặc mầm mống của rệp đi khắp cây. | Xem tại đây |
5. SÂU ĐỤC TRÁI (HỘT) XOÀI (Deanolis albizonalis) ![]() | Trái, hột | Trứng được đẻ trên quả đậu khoảng 30-45 ngày và kéo dài cho đến khi thu hoạch. Thường mỗi quả có từ 1-2 con, nhưng vào những lúc bị nhiễm nặng có thể tới 4-5 con trong một quả. Quả bị sâu hại, ở phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành một chấm đen. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi… phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng. | Xem tại đây |
6. RUỒI ĐỤC TRÁI (Bactrocera dorsalis) ![]() | Trái | Ruồi trưởng thành màu vàng, cánh trong, hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng lên phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả, trứng hình quả chuối màu trắng ngà sau chuyển sang màu vàng nhạt. Giòi nở ra đục vào trong ăn thịt trái, vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây. Ruồi làm nhộng trong đất quanh gốc cây, sau đó vũ hóa, chui lên mặt đất. | Xem tại đây |
7. CÂU CẤU XANH LỚN (Hypomeces squamesus) ![]() | Lá, chồi non, hoa, rễ | Bọ lớn ăn khuyết lá, cắn đứt chồi non và rụng hoa, nếu mật độ cao, chúng sẽ ăn lá xơ xác. Bọ cánh cứng màu xanh vàng có ánh kim nhũ. Trứng hình bầu dục dài 1mm, màu trắng ngà. Sâu non màu trắng sữa, mình hơi cong, không có chân ngực và chân bụng. Nhộng trần màu trắng ngà, dài 10mm, có mầm vòi rõ rệt. Bọ lớn ban ngày ẩn trong tán lá hoặc dưới đất, đẻ trứng rãi rác từng quả trên mặt đất quanh gốc cây, sâu non sống trong đất, ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Hóa nhộng trong đất. | Xem tại đây |
8. BỌ TRĨ (Scirtothrips dorsalis Hood) | Bộ phận non, hoa | Thành trùng có kích thước rất nhỏ 0,1-0,2 mm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Cả trưởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây để chích hút nhựa.Trên lá non, làm lá thâm đen và cong queo, mép lá cụp xuống, trên trái tạo thành vùngda cám xung quanh cuống trái và tạo vết thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái. | Xem tại đây |
9. BỌ CẮT LÁ (Deporaus marginatus) ![]() | Lá | Thành trùng thường đẻ trứng trên bìa lá non hoặc dọc theo gân chính của lá vào ban đêm, sau đó bọ cắn lá như cắt ngang chừa 1/3 lá trên cây, trứng sẽ theo 2/3 lá cắt rơi xuống đất, sau 2 ngày ấu trùng sẽ nở ra, ăn phần lá rơi và hóa nhộng dưới mặt đất. Bọ cắt lá gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và ra hoa, do bị làm giảm diện tích lá. Gây hại mạnh trong giai đoạn vườn ươm hoặc lúc vườn ra đọt non và vào mùa khô. | Xem tại đây |
10. BÙ XÈ HẠI THÂN CÀNH (Plocaederus ruficoruis) ![]() | Thân, cành | Thường khi thấy thân cành héo khô, gãy chết mới có thể phát hiện các lổ đục trên. Trứng tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong thời gian từ 2-3 ngày. Ấu trùng dài, trắng sữa, đầu nhỏ, không chân, rất linh động. Trong quá trình gây hại, ấu trùng đục những đường hầm bên trong thân và cành cây. Chúng có thể sống đến 7-8 tháng trong thân cây. Thành trùng có râu cứng, rất dài. Cơ thể phủ lông màu xám rất nhỏ, màu đỏ nâu, chân cũng có màu đỏ tuy nhiên phần đầu của đốt đùi và phần cuối của đốt chày lại có màu đen. Thành trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn vào đầu mùa mưa sau khi vừa trưởng thành. | Xem tại đây |
11. BỌ ĐỤC CÀNH (Alcicodes sp.)![]() | Cành non, đọt. | Con trưởng thành dạng bọ vòi voi màu đen, đầu dài, râu hình dùi đục gây hại rất phổ biến trên xoài. Chúng dùng vòi đục nhiều lổ liên tiếp, thẳng hàng trên cành non, gần các lá non và đẻ trứng, sâu non trắng đục, đầu vàng nâu. Sâu non đục bên trong cành và hướng vào thân cây, làm đọt bị chết khô, sau đó, làm nhộng ngay trong cành bị đục. | Xem tại đây |
12. SÂU ĐỤC CÀNH (Chlumetia transversa) ![]() | Cành, chồi non, bông | Thành trùng màu nâu, cạnh ngoài cánh trước có những sọc ngang gẫy khúc rất rõ và sát rìa cánh có một hàng chấm đen. Chúng đẻ trứng trên chồi non hoặc trên lá. Trứng nhỏ, mới đẻ có mầu trắng nhưng trở nên nâu khi sắp nở. Ấu trùng có màu hồng, thời gian ủ trứng: 2- 4 ngày, ấu trùng có 5 tuổi. Chúng đục vào trong chồi non và bông, chồi bị hại thường bị héo, khô và không cho bông. Nếu sâu tấn công trên chùm bông sẽ làm bông bị rụng. | Xem tại đây |
13. NHỆN ĐỎ (Panonychus citri) ![]() | lá non và trái non | Nhện đỏ sống tập trung ở mặt dưới những lá đã chuyển sang màu xanh, chích hút dịch lá, trái làm cho lá có màu đồng hoặc xám bạc và làm vỏ trái sần sùi gây hiện tượng da cám. Dọc gân chính của lá có nhiều vết lấm tấm nhỏ, đó là lớp da cũ của nhện sau lột xác còn để lại. Là tác nhân gây hiện tượng da cám. Nhện đỏ phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng, quan sát kỹ mặt dưới lá sẽ thấy chúng di chuyển. | Xem tại đây |
14. THÁN THƯ ![]() | Lá, phát hoa, trái, cành non | Do nấm Collectotrichum sp. gây ra. Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng. Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng tâm. | Xem tại đây |
15. BỆNH PHẤN TRẮNG (Oidium mangiferae) ![]() | Lá, hoa, trái | Do nấm Oidium mangiferae gây ra. Nấm bệnh phát triển tạo thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm. Bệnh gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến đậu trái, trong điều kiện nóng ẩm và có sương đêm, bệnh sẽ bộc phát và lây lan nhanh. | |
16. ĐỐM DA ẾCH VỎ TRÁI (Chaetothyrium sp.)![]() | Trái non | Do nấm Chaetothyrium sp. gây ra. Bắt đầu từ cuống trái và lan dần xuống bên dưới. Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu đen, tròn, sau đó lan dần ra và tạo thành các đốm màu đen rải rác trên vỏ trái xoài. Bệnh thường không làm hư trái mà làm giảm giá trị thương phẩm, bệnh nặng sẽ làm hư vỏ trái. Bệnh thường gây hại trên xoài Bưởi, xoài cát Hoà lộc, xoài Thơm... bệnh gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao. | Xem tại đây |
17. BỒ HÓNG (Capnodium mangifera)![]() | Lá, cành, gié hoa, trái | Nấm Capnodium mangifera gây ra. Loài nấm này sống hoại sinh trên lớp mật do các loài rầy rệp tiết ra. Bệnh phát triển thành từng mảng đen trên mặt lá, cành và các gié hoa, quả non làm rụng hoa, quả non, gây trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt. | Xem tại đây |
18. XÌ MỦ TRÁI VI KHUẨN ![]() | Lá, trái | Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Mangiferae. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn trùng. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên. | Xem tại đây |
19. NẤM HỒNG (Corticium salmonicolor)![]() | Thân, cành, nhánh | Do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Đầu tiên, trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng, sau đó tạo thành những mảng màu hồng. Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết ở vỏ thân hay nhánh. Khi nấm tấn công làm cho nhánh và thân bị mất dinh dưỡng, bệnh nặng làm nhánh khô và chết. Bệnh thường xuất hiện ở các vườn già cỗi. | Xem tại đây |
20. THỐI TRÁI, KHÔ ĐỌT (Diplodia Natalensis)![]() | Cành, lá, trái | Do nấm Diplodia Natalensis gây ra. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần lên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn 6 nhựa bị hư. Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. Vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái. | Xem tại đây |
Home Cây xoài